Từ tháng 6/2016, cái tên DotNet Core có lẽ là một từ khóa hot trên các blog, diễn đàn. Được Microsoft công bố với vô vàn tính năng hấp dẫn. Một trong số tính năng hấp dẫn đó là Open source, Cross-platform, Fast, Lightweight
Open source: trích dẫn từ Microsoft “Runtime, libraries, compiler, languages and tools are all open source on GitHub where contributions are accepted, tested and fully supported.”
Cross-platform: Với DotNet Core bạn có thể tạo ứng dụng Console, ASP.Net trên nền tảng Windows, Linux, macOS. Ngày xưa khi nói đến C#, .Net thì y như rằng chỉ chơi với Windows.
Fast: Hiệu suất cao khi chạy trên Windows Server, Linux. Nghe MS nói vậy chứ cũng chả biết nhưng cảm nhận nó nhanh thiệt :))
Lightweight: gói cài đặt DotNet Core chỉ khoảng 100Mb, download tại đây . kết hợp với IDE Visual Studio Code (VSC) thì đó đúng nghĩa là lightweight.
Nói về chém gió các kiểu thì mình không rành vì đang nghiên cứu về .Net Core nên viết một bài ngắn gọn cách tạo ứng dụng với .Net Core. Sau này làm việc nhiều sẽ chém nhiều hơn :))
Tạo ứng dụng console với DotNet Core:
Đầu tiên cần download và cài đặt bộ .Net Core và IDE Visual Studio Code (chưa tới 200Mb).
Sau khi đã download thì cài đặt vào với vài cú Next thần thánh là xong :))
Bắt đầu tạo project DotNet Core bằng Command.
Mở thư mục cần tạo project. Nhấn giữ Shift và chuột phải chọn “Open Command window here” (đó là cách lười biếng nhất để mở cmd tại thư mục hiện tại bạn có thể mở cmd lên rồi cd đến thư mục hiện tại hoặc trên thanh localtion của windows explore gõ cmd ).
Mở Command Prompt nhanh tại thư mục hiện tại
Lần đầu tiên bạn chạy DotNet Core với câu lệnh: dotnet new
Hệ thống sẽ giải nén các thứ liên quan, chuẩn bị các kiểu. sau khi thành công cửa sổ cmd sẽ hiện ra các option cho các bạn tạo new project
Để tạo ứng dụng console: gõ lệnh dotnet new console.
Tạo console với .net core
Cấu trúc một project console
Trong thư mục sẽ sinh ra 2 file Program.cs và consolecore.csproj. Hai file này đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Tiếp tục với lệnh dotnet restore để khôi phục các package liên quan.
restore các package cần thiết
Để chạy project gõ lệnh dotnet run. Màn hình sẽ hiển thị “Hello World” huyền thoại. Đó chính là nhiệm vụ của hàm Main của Program.cs để in ra dòng chữ huyền thoại.
Mở VSC lên và chọn File -> Open Folder (hoặc phím tắt Ctrl + K + O) chọn đến thư mục chứa project. Quên cái Command Prompt kia đi vì trong VSC cũng hỗ trợ. (Ctrl + ` ) để tắt mở cửa sổ Terminal trong VSC.
Thử thay đổi nội dung trong Console.WriteLine("Welcome to Dot Net Core");
và gõ dotnet run.
chạy ứng dụng console
Đến đây thì có lẽ đã quá quen thuộc với cấu trúc ứng dụng console. bây giờ các bạn có thể không cần cài cái Visual Studio nặng cả GB mà vẫn học được C#, OOP. Easy như một trò đùa đúng không :))
Tạo ứng dụng ASP.Net Core cũng tương tự như vậy. thay vì donet new console bạn sẽ thay console bằng các option của project bạn muốn tạo .
để tham khảo các option gõ lệnh dotnet new –help.
các option tạo mới project với .net core
Tôi sẽ tạo thử một ứng dụng ASP.Net MVC Core bằng lệnh dotnet new mvc. và cũng restore lại các package cần thiết như trên.
Cấu trúc một ứng dụng ASP.Net
Để chạy được gõ dotnet run trong Terminal hoặc Command Prompt như ứng dụng console.
Truy cập ứng dụng qua địa chỉ http://localhost:5000. Mặc định port 5000 .
Ứng dụng ASP.Net Core
Đến đây bạn đã hoàn thành công việc tạo project với DotNetCore, công việc còn lại là học nó :))
Good luck !
Xem thêm bài viết tại: https://levinh.net/
Tài liệu tham khảo:
https://www.microsoft.com/net/core/platform
Permalink
hello
Permalink
test